Để giúp tài liệu photoshop của bạn đầy đủ và phong phú hôm nay, mình chia sẻ với các bạn Text – Wraped Text – Palette Character and paragraph trong Photoshop
Text (văn bản)
Ta có thể dùng công cụ Text để tạo một nội dung văn bản, khi tạo chữ xong, bạn sẽ dùng những hiệu ứng trên chữ nhằm tạo ra nét viền, tạo độ nổi, gán kết cấu gradient... với nhiều hình thức đa dạng.
Nhóm công cụ Text:
Horizontal Type Tool:
Công cụ tạo văn bản theo chiều ngang.
Thao tác thực hiện:
Chọn công cụ Horizontal Type Tool
Xác lập một số định dạng trên thanh Options (Fonts, Size,…) → Kích vào vị trí bất kỳ trên hình ảnh, nhập văn bản.
Nội dung văn bản sẽ được đặt tại Layer mới
Vertical Type Tool:
Công cụ tạo văn bản theo chiều dọc.
Thao tác thực hiện:
Chọn công cụ Type
Xác lập một số định dạng trên thanh Options (Fonts, Size,…) → Kích vào vị trí bất kỳ trên hình ảnh, nhập văn bản.
Các chức năng trên thanh options:
Toggle the Character and Paragraph Palettes:
Font: chọn kiểu Font
Style: kiểu thường, đậm, nghiêng
Size: kích cỡ chữ
Leading: khoảng cách dòng
Kerning: Khoảng cách giữa hai ký tự (tại dấu nhắc, không cần quét chọn văn bản)
Tracking: Khoảng cách giữa các ký tự
Vertically Scale: co giãn văn bản theo chiều dọc
Horizontally Scale: co giãn văn bản theo chiều ngang
Set the baseline Shift: khoảng cách với đường nền ban đầu
Color: màu văn bản
Faux bold: làm đậm văn bản (bất kể chế độ đậm, nghiêng,… ở bên ngoài thanh option như thế nào). Lưu ý, khi sử dụng chức năng này thì không cho phép sử dụng chế độ Create Warped Text.
Faux Italic: tạo văn bản nghiêng (bất kể chế độ đậm, nghiêng,… ở bên ngoài thanh option như thế nào).
Paragraph Palette: thiết lập văn bản dạng đoạn
Tạo văn bản dạng đoạn: chọn một trong các công cụ text, drag mouse tạo một khung giới hạn đoạn văn bản, nhập văn bản vào bên trong khung này.
Left align text: canh trái văn bản.
Center text: canh giữa văn bản.
Right align text: canh phải văn bản.
Justify last left: canh thẳng hàng hai bên, trừ dòng cuối cùng canh trái.
Justify last centered: canh thẳng hàng hai bên, trừ dòng cuối canh giữa.
Justify last right: canh thẳng hàng hai bên, trừ dòng cuối canh phải.
Justify all: canh thẳng hàng hai bên bắt buộc, kể cả dòng cuối cùng.
Lưu ý: Khi nhập văn bản (dạng Type) sẽ tự phát sinh một Layer riêng (Layer T). Riêng với các dạng Type mask thì chỉ là một vùng chọn trên Layer hiện hành.
Đổi Layer văn bản thành hình ảnh (Layer thường)
Click phải vào Layer văn bản → Chọn Rasterize Layer
Menu Layer\ Rasterize\ Type
Horizontal Type Mask Tool:
Công cụ tạo văn bản theo chiều ngang dạng mặt nạ vùng chọn.
Thao tác thực hiện:
Chọn công cụ Horizontal Type Mask Tool
Xác lập một số định dạng trên thanh Options (Fonts, Size,…) → Kích vào vị trí bất kỳ trên hình ảnh, nhập văn bản.
Nội dung văn bản chỉ là vùng chọn, bạn phải tạo Layer mới để chứa văn bản.
Vertical Type Mask Tool:
Công cụ tạo văn bản dọc dạng mặt nạ vùng chọn.
Thao tác thực hiện:
Chọn công cụ Horizontal Type Mask Tool
Xác lập một số định dạng trên thanh Options (Fonts, Size,…) → Kích vào vị trí bất kỳ trên hình ảnh, nhập văn bản.
Nội dung văn bản chỉ là vùng chọn, bạn phải tạo Layer mới để chứa văn bản.
CÁC LOẠI CHỮ UỐN CONG
Uốn cong tức là cho phép làm biến dạng theo đủ loại hình dạng, chẳng hạn hình cung hoặc hình gợn sóng. Kiểu uốn được chọn là một thuộc tính của lớp chữ – có thể thay đổi kiểu uốn lớp bất cứ lúc nào cần hay thay đổi dạng uốn cong toàn thể. Tùy chọn uốn chữ giúp điều khiển chính xác hướng và phối cảnh của hiệu ứng.
Uốn cong chữ
Hướng dẫn học viên thực hiện các thao tác sau đây:
Chọn lớp chữ.
Thực hiện một trong hai cách:
Chọn công cụ Type, nhấp vào biểu tượng Create Warped Text trên thanh Option.
Chọn Layer > Type > Warp text.
Các tùy chọn trong hộp thoại
Chọn kiểu uốn từ menu Style.
Chọn hướng uốn chữ: Horizontal hoặc Vertical.
Chọn Blend định mức độ uốn chữ.
Horizontal Distortion và Vertical Distortion áp dụng phối cảnh cho chữ.
Nhấp OK.
Gỡ bỏ Uốn chữ
Chọn lớp chữ đã bị uốn.
Chọn công cụ Type, và nhấp và Warp text trên thanh Option hoặc chọn Layer > Type > Warp text.
Chọn None từ menu Style, và nhấp OK.
Layer style
Tạo hiệu ứng cho hình ảnh được chứa trong Layer đó.
Thao tác thực hiện: Có nhiều cách mở bảng Layer Style
Nhấp hai lần vào Layer muốn tạo hiệu ứng
Kích phải mouse lên Layer muốn tạo hiệu ứng\ Blending Options
Kích biểu tượngở góc dưới trái của palette Layer\ Chọn kiểu hiệu ứng
Menu Layer\ Layer Style\ Blending Options…
Drop shadow
Hiệu ứng bóng đổ
Mode: các chế độ hòa trộn của hiệu ứng
Opacity: độ trong suốt của hiệu ứng
Use Global Angle: ta chỉ cần thay đổi góc xoay của một hiệu ứng thì tất cả góc quay của hiệu ứng khác cũng thay đổi theo, khi tùy chọn này được chọn
Distance: khoảng cách của hiệu ứng đối với vật thể
Spread: độ thắt (căng) của bóng
Size: độ lớn của bóng, bóng càng lớn thì càng nhòe và có độ chuyển mềm
Contour: kiểu viền của bóng
Noise: tạo nhiễu hạt
Ví dụ:
Inner shadow
Hiệu ứng bóng bên trong
Outer Glow
Hiệu ứng bóng quầng màu bên ngoài
Blend Mode:
Nếu chọn màu tối thì Blend Mode nên chọn Multiply mới thấy rõ
Ngược lại nếu chọn màu sáng thì Blend Mode nên chọn Screen hoặc Highlight thì sẽ thấy rõ hơn.
Opacity: độ đậm nhạt của ánh sáng
Noise: nhiễu hạt, khuyếch tán
Màu của quầng sáng (Màu đồng nhất)
Quầng sáng màu chuyển sắc.
Technique:
Softer: dịu, lan tỏa
Precise: chính xác
Spread: độ căng của quầng sáng
Size: độ lan tỏa của quầng sáng
Contour: kiểu viền của quầng sáng
Range: phạm vi lan tỏa
Jitter: có hiệu quả với kiểu phát sáng màu Gradient
Inner Glow
Hiệu ứng bóng quầng màu bên trong
Bevel and Emboss
Hiệu ứng chạm nổi và vát cạnh.
Style:
Outer Bevel: hiệu ứng cạnh xiên bên ngoài
Inner Bevel: hiệu ứng cạnh xiên bên trong
Emboss: hiệu ứng chạm nổi
Pillow Emboss: hiệu ứng chạm nổi khắc xuống
Stroke Emboss: chạm nổi cho đường viền (phải kiểm vào hiệu ứng Stroke mới thấy được kiểu này)
Technique:
Smooth: khối không sắc cạnh, trơn, nhẵn.
Chisel Hard: khối gắt cạnh 1 chiều
Chisel Soft: khối gắt cạnh hai chiều
Depth: độ sâu của khối
Direction: hướng của khối
Up: lên
Down: xuống
Size: độ lớn của khối
Soften: độ mềm mại của khối, khối bo tròn.
Angle: hướng của khối
Gloss Contour: kiểu bóng của khối
Higlight:
Mode: các chế độ hòa trộn của highlight (phần sáng)
Opacity: độ trong suốt của highlight
Shadow:
Mode: các chế độ hòa trộn của bóng
Opacity: độ trong suốt của bóng
Contour: viền cho khối
Texture: chất liệu lồng bên trong hiệu ứng
Satin:
Hiệu ứng tạo độ trơn láng, bóng nước
Opacity: độ đậm màu sáng
Angle: góc xoay hướng
Distance: khoảng cách màu Satin đến đối tượng
Size: độ lớn của bóng
Contour: chọn kiểu bóng
Ví dụ 1:
Ví dụ 2:
Color Overlay:
Hiệu ứng phủ một lớp màu lên đối tượng
Chọn màu để hòa trộn
Opacity: độ trong suốt của màu phủ.
Gradient Overlay:
Hiệu ứng phủ một lớp Gradient lên đối tượng
Style: kiểu hòa trộn
Linear: hòa trộn trực tiếp (thẳng)
Radial: tỏa tròn
Angle: tỏa tròn kiểu hình nón
Reflected: phản chiếu
Diamond: tỏa vuông như ánh kim cương
Angle: góc xoay hướng tô
Scale: co giãn vùng màu chuyển
Ví dụ 1:
Pattern Overlay:
Hiệu ứng phủ một lớp Pattern lên đối tượng
Chọn mẫu Pattern
Snap To Origin: đúng vật liệu gốc
Scale: co giãn vật liệu
Stroke
Hiệu ứng tạo viền cho đối tượng trên layer
Size: Kích thước đường viền
Position:
Outsize: đường viền hướng bên ngoài đối tượng
Insize: đường viền hướng bên trong đối tượng
Center: đường viền phát triển từ giữa biên đối tượng
Opacity: độ trong suốt của đường viền
Fill Type: các kiểu tô đường viền
Color: Màu thuần
Gradient: Màu chuyển sắc
Pattern: Họa tiết
Tạo bộ nút bằng Layerstyles
Bước 1:
Dùng công cụ vùng chọn ở chế độ Fixed size (Style) vẽ vùng chọn với kích thước ngang = 140 pixel, cao 25 pixel tô màu xanh dương đậm vào vùng chọn sau đó bỏ chọn.
Bước 2:
Hiển thị cửa sổ Layer (F7) nhấn chuột double click trên lớp(layer) này để hiển thị cửa sổ hiệu ứng layer styles. Kiểm nhận vào mục Bevel and Emboss và thay đổi các thông số tại mục Direction: up, size và soft. Để tạo hiệu ứng cho bề mặt của lớp nổi lên được kết quả.
Bước 3:
Nhập văn bản nội dung nút là “GIỚI THIỆU, HỌC PHẦN, MÔN HỌC, ĐĂNG KÝ, LIÊN HỆ” sắp xếp bộ nút giống mẫu.
Bước 4:
Tạo hiệu ứng sáng lên để trang trí cho nội dung của bộ nút thêm phần bắt mắt hơn với nội dung của nút “GIỚI THIỆU, HỌC PHẦN, MÔN HỌC, ĐĂNG KÝ, LIÊN HỆ”. Tương tự phần tạo nền ở trên nhấn doule click để vào hiệu ứng Layer styles kiểm nhận vào hiệu ứng
thay đổi các thông số trong bảng được kết quả chữ sẽ sáng lên nền.
Tùy theo trường hợp chỉnh các hiệu ứng cho phần trang trí nền và bộ nút của trang web cho đẹp mắt.
Để tiện cho việc thiết kế bộ nút dùng hiệu ứng layer styles nhanh và chính xác. Người thiết kế có thể tạo một lần hiệu ứng và lưu lại các hiệu ứng trong của sổ Style.
Chọn đúng lớp đã tạo hiệu ứng Layer style vào Window mở cửa sổ Style. Nhấp vào biểu tượng Create new style đặt tên cho style mới tạo “mau nut” nhấn OK công việc tạo và lưu Style đã hoàn tất.
Sử dụng Style đã tạo và lưu cho một lớp mới. Khi người thiết kế cần sự giống nhau về kiểu hiệu ứng cho bộ nút.
Ví dụ:
Ở đây muốn áp dụng hiệu ứng chữ sáng cho các nội dung còn lại. Ta chỉ việc tạo một văn bản mới rồi chọn lại văn bản hiển thị cửa sổ Style, chỉ việc chọn vào tên Style đã tạo lúc này nội dung Layer hiện hành sẽ bị ảnh hưởng bởi kiểu Style này.
Tài liệu photoshop.Làm việc với brushes là một phần quan trọng không thể thiếu trong sử dụng công cụ Painting và Editing. Trong bài học này, tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách tạo và sử dụng những brush đơn giản trong Photoshop.
I. Sử dụng brushes trong thư viện mẫu brushes của Photoshop
- Chọn công cụ Brush
- Trên thanh "Options" sẽ xuất hiện các tính chất của brush.
- Click vào mũi tên nhỏ xổ xuống để lựa chọn những nét bút brush thích hợp.
+ Master diameter: chọn nét bút to hay nhỏ
+ Hardness: chọn nét bút thô,cứng hay thanh, mềm.
+ Click vào biểu tượng nút tròn có tam giác, sẽ xuất hiện một cửa sổ chứa tổ hợp tên của các nét brush (như brush tự nhiên, brush hình vuông...)
Bạn có thể chọn cho mình nhưng nét bút phù hợp.
II. Sử dụng bảng mầu Brushes (Brushes Palette)
- Để mờ được brushes palette bạn có thể thực hiện 2 cách:
+ Window -> Brushes
+ Click Toggle the brushes palette nằm phía bên phải trên thanh Options
- Tính năng các lựa chọn trên Brushes Palette
Brushes palette với những lựa chọn hình mẫu nét brush được thể hiện như sau:
• A: khóa một thuộc tính
• B: Mở thuộc tính
• C: Lựa chọn nét brush
• D: Vùng tổng hợp các thuộc tính
• E: Menu pop-up lựa chọn các bursh khác nhau.
• F: Hình dạng các nét bút (nó chỉ hiển thị khi bạn chọn "Brush tip Shape")
• G: lựa chọn thuộc tính riêng cho từng brush
• H: Xem trước các brush
III. Bài tập ứng dụng
1. Sử dụng các temp brush có trong photoshop.
Bài 1. Vẽ hoa hồng.
- Mở một tài liệu mới với kích thướng 500 x 500 px. nền mầu trắng (#ffffff)
- Chọn Brush Tool
- Mở Brushes palette -> click menu pop-up -> chọn Special effect brushes
- Click chọn brush hoa hồng, đặt các thuộc tình theo hình sau
Hình 7
- Tạo một layer mới (Layer -> new -> layer)
- Nhấn phím "D" để trở về chế độ mầu Foreground và Background mặc định (đen và trắng)
- Vẽ brush hoa hồng lên layer new (bạn nhớ chỉ 1 lần click chuột) - đặt tên cho layer này là "hoahong"
- Bắt đầu tô mầu cho hoa hồng (ở đây tôi thích hoa hồng mầu xanh, vì chưa một lần nhìn thấy hoa thực ngoài đời. bạn có thể chọn mầu bạn thích khi tô cho bông hoa hồng của bạn)
- Chuột phải "layer hoahong" -> chọn Blending options:
- Thiết lập các thuộc tính Inner Shadow, và Outer Glow như các hình sau
Bạn nhớ đặt Blend mode: Normal. và Color của Inner shadow và Outer Glow giống nhau để tạo độ sáng,mịn của các cánh hồng (ví dụ này tôi đặt color : #241AFC), kết quả bạn được:
Bài 2: Vẽ Hoa tuyết:
- Mở một tài liệu mới 400 x 400 px, nền mầu đen (#000000)
- Ấn phím "D" -> ấn phím "X" chuyển chế độ mầu foreground và background là trắng - đen
- Tạo layer mới, đặt tên là "hoatuyet"
- Vẽ brush hoatuyet lên layer (Click một lần chuột)
- Chuột phải "layer hoatuyet" -> chọn Blending options
- Đặt thuộc tính Inner shadow như sau - mục đích làm sáng bông hoa tuyết
- Filter -> blur -> radial blur -> thiết lập thuộc tính
Bạn có thể lập lại bước Radial blur bằng ấn tổ hợp phím "Ctrl + F"
- Click Effects nằm dưới layer hoatuyet -> mở layer style
- Đặt thuộc tính outer glow cho layer hoatuyet như hình sau
- Và kết quả:
Bài 3: Vẽ chiếc lá.
- Các bước trên lập lại bài 1, 2
- Chọn thuộc tính Inner Shadow, và Outer Glowcho brush chiếc lá như sau
- Kết quả:
III. Cách tạo một brush của riêng bạn.
Trong trường hợp, bạn có sẵn một brush hay down được một brush từ trên mạng, nhớ là phần mở rộng của file đó phải là ".abr" thì photoshop mới có thể load được.
- Để load được một brush vào Brushes Palette bạn click Window -> Brushes. Trên Brushes palette -> Click menu pop-up -> Load brush -> và tìm đến tệp "*.abr" trên máy tính local của bạn.
Nếu như bạn tạo được một hình vẽ theo sở thích của riêng bạn, hay vô tình bạn nhìn thấy một góc ảnh nào đó khá hấp dẫn. Bạn muốn chúng trở thành một brush để linh động hơn cho việc sử dụng chúng, bạn phải làm thế nào? Công việc rất đơn giản!
Bạn cùng tôi thử thực hành bài tập sau đây.
Bài 1. Mở một hình bạn thích
Ví dụ tôi có hình sau
Lựa chọn phần hình muốn tạo brush
Click Edit -> Define Brush Preset...
Đặt tên cho brush
Kiểm tra lại trên Brush palette
Bạn thử ứng dụng các brush vào hình cụ thể. Kết quả của tôi là